Triệu chứng và cách phòng chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh dễ biến chứng thành viêm não dẫn tới tử vong.

Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành đại dịch. Không ít bà mẹ phân vân và lo lắng khi chưa hiểu được hết các triệu chứng cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về triệu chứng, cũng như cách phòng và chữa bệnh tay chân miệng để chị em tham khảo.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng:

Thời gian ủ bệnh được tính từ 3-7 ngày. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má.

Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên bệnh tay – chân - miệng. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.

Triệu chứng và cách phòng chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cần đưa trẻ có dấu hiệu mắc tay chân miệng đến bệnh viện điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Phòng ngừa:

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng. Tuyệt đối không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân. Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor. Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. Cho trẻ nghỉ học, hạn chế đi chơi cho đến khi khỏi bệnh.

Với các vật dụng, cũng như đồ chơi của trẻ, các bậc cha mẹ nên thường xuyên lau rửa sạch sẽ cho con. Tránh tình trạng nhiễm bẩn khi trẻ cho vào miệng rất dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn.

Điều trị:

Phát hiện dấu hiệu bệnh, bố mẹ nên đưa con đến các chuyên khoa da liễu, bệnh viện để khám. Bởi vì bệnh ít biến chứng vào tim, phổi nhưng với những diễn biến phức tạp của các dịch bệnh như hiện nay, mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng là không hề kém bệnh sởi.

Triệu chứng và cách phòng chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. 
Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị cho loại bệnh này, nên phương pháp chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.

Chăm sóc trẻ bệnh:

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt hay nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân, nên đưa trẻ đi khám ngay. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay và thông báo cho địa phương để có biện pháp khử khuẩn môi trường xung quanh, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh tạo nên ổ dịch.

Nếu trẻ đang đi học, ngoài địa phương, cha mẹ còn cần thông báo cho trường học để nhà trường cũng có biện pháp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp kịp thời, thậm chí cho học sinh nghỉ học tạm thời nếu có nhiều trẻ bị biến chứng nặng, đồng nghĩa với việc phát hiện một ổ dịch ngay tại trường.

Trong mọi trường hợp, cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ. Nếu bác sĩ xác định bệnh ở thể nhẹ thì cho bé về nhà theo dõi và nhất thiết phải tái khám theo lịch hẹn. Nếu bác sĩ cân nhắc thấy cần nhập viện, hãy nhập viện ngay để trẻ được theo dõi trong môi trường bệnh viện.

Dù được về nhà cũng phải theo dõi trẻ và khám lại ngay nếu có dấu hiệu trở nặng. Đặc biệt theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ, nếu có. Đây là hai dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ bị biến chứng nặng. Những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, nhưng cũng có lúc trẻ giật mình khi hoàn toàn đang tỉnh táo, đang chơi đùa.

Khi trẻ bệnh, phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Không nên kiêng tắm, ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn (sữa tắm có thể không đủ khả năng diệt khuẩn). Nên vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối.

Về dinh dưỡng, cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất, uống sữa, ăn cháo bình thường, tăng cường uống nước hoa quả để bổ sung vitamin cho trẻ.

About SGK&STK

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Post a Comment